Thử thách cung đường khó nhất núi Thị Vải

leo đường mòn núi Thị Vải
Có khá nhiều cung đường để leo lên núi Thị Vải, nhưng có thể chia ra làm hai loại là một cung đường bật thang hay còn gọi là đường chùa, và vài cung đường mòn. Mỗi cung đường mòn có độ khó khác nhau, điểm khởi đầu khác nhau.

Có khá nhiều cung đường để leo lên núi Thị Vải, nhưng có thể chia ra làm hai loại, cung đường bật thang hay còn gọi là đường chùa, và vài cung đường mòn. Mỗi cung đường mòn có độ khó khác nhau, điểm khởi đầu khác nhau.

Đường đến núi Thị Vải khá dễ, chỉ cần đi theo QL 51 sau đó gửi xe ở các hàng quán trước cổng chùa.

Mình đã trải nghiệm leo vào tháng 4, mùa khô nên cây cối không quá um tùm, mình nghĩ nếu đi vào mùa khác sẽ khó hơn rất nhiều. Cung đường nhóm mình chọn (vô tình chọn thì đúng hơn kaka) là cung đường khó nhất khi leo núi Thị Vải.

Đây là bản đồ cung đường leo núi Thị Vải mình đã đi qua, là cung đường khó với gần 99% là leo qua các dốc đá cho tới đỉnh. Sau đó nhóm đã đi xuống núi bằng cung đường bật thang qua hướng chùa.

Từ đường bê tông sau khi rẽ phải ở cổng chùa các bạn sẽ thấy một khúc đường bê tông ngắn dẫn vào lối đường mòn, ở đầu hướng đi này có vài bậc thang như hình dưới. Đây là những bậc thang duy nhất trong suốt quãng đường này.

Sau khi đi qua những bậc thang trên, các bạn sẽ thấy một số am nhỏ có các sư thầy tu hành, nếu đi thẳng hoài thì bạn sẽ lên một cái am như vậy. Đoạn này mình đã bị lạc, đúng ra là khi thấy đường ống nước dắt ngang đường thì rẽ phải đi men theo.

Sau khi đi theo đường ống nước thì sẽ thấy một cái am khác, bạn hỏi đường nếu thấy người, còn không thì để ý tìm một đường dây điện rồi đi theo chừng vài trăm mét thì các bạn sẽ thấy những dây chỉ đường màu đỏ được cột xuyên suốt cho tới đỉnh núi Thị Vải. Cứ leo theo những sợi dây này, khi nào không thấy nữa nghĩ là bạn đã bị lạc.

Ngoài ra ở những khúc ngoặc cũng sẽ có vài mũi tên xanh như bên dưới.

Gần tới đỉnh bạn sẽ thấy một cái am nhỏ với bàn trà trên phiến đá. Từ đây đi thêm chừng 50m là tới cột mốc.

Sau khi đã tới đỉnh núi (cột mốc) thì bạn tìm đường mòn đi qua chỗ cổng trời núi Thị Vải (là chỗ hai hòn đá dựng đứng mà mọi người hay checkin) từ đó đi theo bậc thang xuống chùa Linh Sơn Bửu Thiền Tự. Nếu không tìm thấy đường mòn thì tìm ngôi nhà giống hình dưới nhé.

leo đường mòn núi Thị Vải

Sau khi đi ngang ngôi nhà nát là bạn sẽ gặp ‘cổng trời’.

Từ cổng trời bạn có thể đi xuống núi bằng một con đường mòn với những bật thang dễ đi.

Chùa Linh Sơn Bửu Thiền Tự nằm lưng chừng núi Thị Vải, có khuôn viên khá lớn với nhiều cảnh trí. Ngôi chùa này nổi tiếng với tập tục “tam bộ nhất bái” của người hành hương.

Đường bậc thang núi Thị Vải nhìn có vẻ dễ đi nhưng thật ra khi đi xuống thì rất là mệt và dễ căng cơ. Một mẹo nhỏ là bạn có thể nắm lấy tay vịnh quay người lại và đi lùi cho đỡ mỏi bắp chân.

Tổng chiều dài nếu đi theo cung đường như mình sẽ là trên dưới 7km. Nhóm mình 4 người lần đầu tiên leo núi này, các thành viên không phải dân chuyên nhưng cũng vượt qua được thử thách. Tổng thời gian là hơn 4 tiếng.

0 Shares:
You May Also Like
Leo núi Dinh (Bà Rịa)
Xem thêm

Leo núi Dinh – Bà Rịa – dễ hay khó?

Núi Dinh không có chùa chiền lớn để thu hút hành hương và cũng không đủ hiểm trở cho các 'thánh' leo núi khám phá. Nhưng nó đủ gần Sài Gòn, đủ để bạn thở hổn hểnh khi lên tới đỉnh.