Giới thiệu về Agile Fluency Model

Agile Fluency Model
Mô hình Agile Fluency Model

Bài giới thiệu sơ lược này sẽ giúp cho các bạn hiểu về mô hình Agile Fluency. Hiểu được cấu tạo cơ bản của mô hình, từng giai đoạn và một số đúc kết có được sau khi ứng dụng thực tiễn thông qua một trò chơi giả lập tình huống mang tên The Agile Fluency™ Game.

Giới thiệu

Mô hình Agile Fluency Model được chia ra thành 04 giai đoạn riêng biệt, mỗi giai đoạn sẽ mang lại một giá trị khác nhau. Giá trị đó phải là một thói quen có thể nhìn thấy rõ ràng ví dụ như trong một team làm việc theo cặp (pair working) giúp chất lượng sản phẩm tạo ra được hoàn thiện hơn.

Mô hình này được hai tác giả James Shore Diana Larsen tạo ra nhằm giúp cho nhóm phát triển hoạt động thành thạo và hiệu quả. Dựa trên sự am hiểu về nhu cầu của nhóm làm việc và tổ chức kinh doanh trong từng giai đoạn.

Tác giả

James Shore là giảng viên đào tạo và tư vấn về Phát triển phầm mềm linh hoạt (Aigle development). Ông được nhận giải thưởng Gordon Pask Award của Agile Alliance cho sự cống hiến và đóng góp của ông vào quyển sách Agile Practice và đồng tác giả của The Art of Agile Development.

Diana Larsen là đối tác thiết kế hệ thống vận hành, phát triển năng suất làm việc nhóm và huấn luyện lãnh đạo của nhiều khách hàng. Bà từng là đồng tác giả cuốn Agile Retrospectives, Making Good Teams Great.

Các giai đoạn

Thành thạo (fluency) ở đây cũng giống như đi trên một chuyến tàu. Khi bạn lên tàu, bạn cần mua vé cho nhà ga mà bạn muốn đến. Nếu mua vé cho một nhà ga xa hơn thì không có giá trị và nó chỉ tốn thêm tiền cũng như mất nhiều thời gian hơn để đi đến.

Đôi khi bạn sẽ mua vé tàu cho đi ra biển vì bạn đi du lịch. Đôi khi bạn sẽ mua vé đi tới thành phố khác vì bạn đi công tác. Cả hai vốn dĩ không có cái nào tốt hơn, tất cả phụ thuộc vào cái gì bạn đang cần.

Có nghĩa là mỗi giai đoạn có mộ giá trị riêng và nhu cầu riêng của nó, đầu tư quá nhiều đôi lúc sẽ phản tác dụng.

Xác định giai đoạn thích hợp cho team của bạn phụ thuộc nhiều vào tổ chức. Delivering hoặc Optimizing thường là những đinh hướng tốt nhất, nhưng Focusing và Strengthning cũng có thể là những lựa chọn tốt.
 

Hãy suy nghĩ cẩn thận về việc đầu tư sao cho phù hợp với bạn, thay vì nghĩ là càng nhiều càng tốt.

Martin Fowler

Focusing

Giai đoạn đại diện cho các nguyên tắc Agile cơ bản. Một fluency-team sẽ phải tạo ra các lợi ích đáng chú ý về sự minh bạch và teamwork. Mặc dù thành thạo giai đoạn này không bao gồm các hoạt động rèn luyện kỹ năng, nhưng đó là bàn đạp tốt cho sự thành công cũng như tạo ra giá trị cộng hưởng sau này.

Delivering

Đối với những team đang cần phát triển và nâng cấp sản phẩm trong nhiều tháng liền. Delivering thường là một sự lựa chọn tốt. Giai đoạn này cho thấy team đã thành thạo Agile khá ổn định. Lúc này team của bạn sẽ ít gặp rắc rối, hiệu quả cao đáp ứng đủ nhu cầu công việc.

Optimizing

Các tổ chức muốn cải thiện năng suất để thay đổi trong thị trường của họ, hoặc những người nhìn thấy mối đe dọa của sự gián đoạn thị trường trong tương lai, sẽ có được nhiều lợi ích từ việc chọn giai đoạn Optimizing. Giai đoạn Optimizing đại diện cho tinh thần Agile: linh hoạt và sáng tạo trong kinh doanh. Mặc dù nó có những kết quả đáng kinh ngạc, nhưng nó cũng đòi hỏi những thay đổi đột phá đối với cơ cấu và tổ chức.

Strengthening

Các nhà lãnh đạo muốn đổi mới, đặc biệt là trong các tổ chức quy mô vừa và nhỏ, có thể cần tới giai đoạn Strengthening này. Giai đoạn này là một tìm năng khả thi của môi trường Agile. Thực hànhAgile tiên tiến dường như đang di chuyển theo hướng này. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng giai đoạn này đòi hỏi phải nghiên cứu và quản lý một cách hiện đại và phát minh ra các cách thức làm việc hiệu quả.

Bảng tóm lược

ZoneBenefitInvestmentLearn FromTime to Fluency
FocusingGreater visibility into teams’ work; ability to redirect.Team development and work process design.Scrum, Kanban, non-technical XP2-6 months
DeliveringLow defects and high productivity.Lowered productivity during technical skill development.Extreme Programming, DevOps movement+3-24 months
OptimizingHigher-value deliveries and better product decisions.Social capital expended on moving business decisions and expertise into the team.Lean Software Development, Lean Startup, Beyond Budgeting+1-5 years
StrengtheningCross-team learning and better organizational decisions.Time and risk in developing new approaches to managing the organization.Organization design and complexity theoriesunknown
Bảng tóm lược các giai đoạn Agile Fluency Model

Sơ đồ mô hình chi tiết

Dưới đây là inforgraphic của mô hình Agile Fluency được layout lại để có thể nhìn rõ nội dung, mô hình này mô tả chi tiết từng giai đoạn, những đề xuất phát triển và mô hình thự hiện.

Đây là mô hình Agile Fluency nguyên mẫu từ tác giả:

Tham khảo

Bài viết này tham khảo từ bài blog của Martin Fowler về chủ đề này. Martin là một diễn giả, tác giả của nhiều nghiên cứu về ngành công nghiệp phát triển phần mềm cho doanh nghiệp. Cảm ơn ông đã chia sẽ những kinh nghiệm và cảm nhận thực tế về mô hình Agile Fluency.


Video giải thích về Agile Fluency: Hướng dẫn phương pháp để áp dụng thành công với Agile

0 Shares: